PHẦN 1 : ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG VÀ XU THẾ CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG
- THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ BẢO VỆ :
Hiện có khoảng 500 công ty trên cả nước đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp, trong đó khoảng 20 công ty có quy mô quân số trên 1000 nhân viên; khoảng 30 công ty quy mô quân số từ 500 NV đến 1000 NV; khoảng 50 công ty có từ 300 NV đến 500 NV; khoảng 50 công ty có quy mô từ 200 NV đến 300 NV; số còn lại quy mô nhỏ dưới 200 NV. Như vậy tổng số có khoảng 100 ngàn nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp.
Xu thế trong 5 năm tới sẽ có khoảng 300 ngàn người tham gia vào thị trưởng này. đạc biệt theo quy định bắt buộc của chính phủ tất cả các khu đô thị , các tòa nhà, các khu công nghiệp phải sử dụng bảo vệ chuyên nghiệp. Như vậy thị trường về dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp là thị trường đầy tiềm năng.
Thị trường bảo vệ chuyên nghiệp đã hình thành và phát triển trong gần 20 năm qua, hiện nay đa phần chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo, các đơn vị hoạt động chụp giật chưa có định hướng rõ ràng làm cho chất lượng thị trường kém.
Đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài, nhiều tập đoàn lớn kinh doanh bài bản cần tìm đến những đơn vị kinh doanh dịch vụ bài bản có chiến lược rõ ràng có chất lượng dịch vụ tốt đảm bảo an ninh an toàn và ổn định nguồn nhân lực. Xu thế ấy càng trở lên rõ ràng trong thời gian tới, họ chấp nhận trả kinh phí cao hơn để đám ứng yêu cầu này.
- THỊ TRƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC :
Tại Việt Nam theo báo cáo thống kê từ Cục việc làm nguồn lao động phổ thông vẫn là thị trường dồi dào, tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 20 – 30 còn cao. Xu thế tìn việc làm tại các trung tâm đô thị, các khu công nghiệp ngày càng tăng. Nguồn lao động tham gia thị trường bảo vệ trong thời gian qua chưa ổn định, ngành nghề chưa thực sự thu hút.
Thị phần lao động tham gia ngành nghề bảo vệ khoảng 40% lao động phổ thông không qua trường lớp; 20% lực lượng giải ngũ từ quân đội và công an; 20% sinh viên từ các trường không kiếm được việc làm; 20% chuyển dịch từ ngành nghề khác.
PHẦN 2 : ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CỦA CÁC CÔNG TY BẢO VỆ TRÊN THI TRƯỜNG HIỆN NAY.
- TẦM QUY MÔ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH :
Đa số các đơn vị công ty có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động manh mún, bộ máy tổ chức không đồng bộ. Hoạt động kinh doanh chủ yếu tại TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng.
- NGUỒN NHÂN LỰC :
Đa phần nguồn nhân lực không ổn định luôn khủng hoảng thiếu, chất lượng nguồn nhân lực yếu kém không được đào tạo nghề bài bản.
III. TIÊU CHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH :
Tiêu chí kinh doanh không rõ ràng, không thể hiện tính chiến lược lâu dài tới đâu hay đó. Đa phần các công ty đưa ra thì nhiều thực hiện thì ít, thận chí không đủ năng lực đánh giá.
- KHẢ NĂNG ỨNG BIẾN :
Không đáp ứng yêu cầu, tránh né các sự cố thoái thác trách nhiệm, chưa đủ tầm xây dựng các phương án ngăn ngừa.
- VỀ TÀI CHÍNH
Nhiều công ty hoạt đông manh mún, không có kế hoạch phát triển nguồn tài chính lâu dài, không có tài sản thế chấp, chính vì thế khi tài sản của khách hàng bị mất hoàn toàn không có khả năng đền bù, không đáp ứng đươc chi phí trang trải đời sống người lao đông,…..Nhưng với công ty Việt Hoàng nhận thức được điều đó và có nguồn tài chính ổn định và luôn phát triển.
PHẦN 3 : MỤC TIÊU VÀ TIÊU CHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA VH VIETNAM TRONG THỜI KỲ MỚI
- Chất lượng dịch vụ là sự uy tín của của công ty – Công ty luôn tổ chức sang lọc tuyển dụng nhân viên đúng với tiêu chuẩn hiện hành theo nghị định 52 của chính Phủ năm 2008 đề ra. Như trình độ học vấn, đào tạo nghiệp vụ, tác phong, ứng xử chuyên nghiệp.
- Sự hài lòng và an toàn của khách hàng là thước đo chất lượng dịch vụ
- Đào tạo là nền tảng cho sự phát triển bền vững
- Hướng tới nguồn lao động có chất lượng và ổn định
- Hướng tới thị trường tiềm năng chất lượng cao
- Trở thành công ty quy mô nhất , uy tín nhất và là đối tác tin cậy lâu dài các tập đoàn lớn
- Mang lại sự ổn định cao nhất cho người lao động và lợi ích các cổ đông gắn liền với lợi ích chung của công ty.
PHẦN 4 : KẾ HOẠCH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO
- GIAI ĐOẠN 1 : 2015 – 2016
- GIAI ĐOẠN 2 : 2017 – 2020
III. GIAI ĐOẠN 3 : 2021 – 2025
PHẦN 5 : KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
TT |
NỘI DUNG |
GIAI ĐOẠN 1
2015
|
GIAI ĐOẠN 2
2016
|
GIAI ĐOẠN 3
2017 – 2020
|
01 |
Bổ sung vốn lưu động |
500 triệu |
500 triệu |
|
02 |
Đầu tư mua sắm trang thiết bị đào tạo |
100 triệu |
|
|
03 |
Kinh phí thành lập trung tâm đào tạo |
100 triệu |
|
|
04 |
Kinh phí quảng bá thương hiệu |
100 triệu |
200 triệu |
500 triệu |
05 |
Quỹ phát triển nguồn nhân lực |
200 triệu |
300 triệu |
500 triệu |
06 |
Quỹ phát triển chi nhánh |
|
1 tỷ |
2 tỷ |
|
CỘNG |
1 tỷ |
2 tỷ |
3 tỷ |
|
Kết quả hoạt động |
· Ổn định
· Quy mô QS 500 NV
· Bắt đầu có lợi nhuận
|
· Ổn định
· Quy mô QS 1000 NV
· Lợi nhuận 50%/vốn
|
· Ổn định
· Quy mô QS 3000 NV
· Lợi nhuận 100%/vốn
|